Đối với những thanh niên sinh viên đại học những năm Đại học là những năm tháng vất vả khi phải học với nhiều kiến thức nặng nề, vĩ mô. Vì thế các bạn thường dành ra nhiều thời gian cho việc học tập, giúp cho bạn có đủ kiến thức qua môn mà không phải mất thời gian học lại. Nhưng chính vì quá tập trung vào việc học mà các bạn bỏ phí những thời gian còn lại để áp dụng những kiến thức mình học vào cuộc sống thực tế. Chỉ khi đến khi đi xin việc, các bạn mới “ngỡ ngàng, ngơ ngác, bất ngờ, và bất ngửa” vì CV mình sơ sài, thiếu thu hút. Các nhà tuyển dụng hỏi các kỹ năng mềm của mình, thì ú ớ ấp úng trả lời. Vậy nên các bạn sinh viên cũng nên cần dành chút thời gian của mình, chủ động tìm kiếm các cơ hội “Học đi đôi với hành” nhiều hơn với kiến thức của mình khi còn ở môi trường Đại học.

Sinh viên thường dành ra nhiều thời gian cho việc học tập

“Học” là gì? “Hành” là gì? 

“Học” hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới. Các bạn có thể học trong trường qua sự giảng dạy của thầy cô, học từ bạn bè, tự học qua sách vở và thực tế cuộc sống. Học hỏi nhiều kiến ​​thức và nâng cao hiểu biết về nhiều mặt để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc, góp phần thành lập doanh nghiệp của chính mình và sự nghiệp chung.

“Hành” ở đây không phải là những bó rau xanh tươi các bạn mua ở ngoài chợ hay siêu thị. “Hành”  ở đây là các hoạt động vận dụng, ứng dụng những lý thuyết vào thực tế cuộc sống. Ví dụ, các bác sĩ áp dụng kiến ​​thức thu được trong quá trình đào tạo tại đại học vào việc điều trị cho mọi người. Kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng thiết kế và xây dựng nhiều công trình, như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên … phục vụ con người. Một công nhân trong nhà máy áp dụng lý thuyết để cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nông dân đã ứng dụng công nghệ vào đồng ruộng và được mùa bội thu … đó chính là “Hành

Học là gì? và Hành là gì?

Tại sao “Học” lại đi đôi với “Hành”?

“Đi đôi” có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời. Toàn bộ câu tục ngữ có thể hiểu chính là, việc ta tiếp nhận kiến thức hay lý thuyết sẽ luôn phải đi cùng với việc ứng dụng, vận dụng những điều đó trong thực tế cuộc sống của chúng ta, như vậy mới có ý nghĩa.

“Học đi đôi với hành” là một chân lý, định hướng giúp cho việc áp dụng có hiệu quả

Nếu bạn chỉ là một người chỉ “Học” mà không “Hành” thì bạn chỉ là một người giỏi lý thuyết, thế nhưng kiến thức lí thuyết sâu rộng cũng sẽ trở nên vô ích khi nó không giúp gì cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, có một số vài trường hợp không chỉ có thể áp dụng mỗi một lý thuyết, kiến thức trong sách vở mà phải biết kết hợp với những kinh nghiệm mình có được từ đó sẽ giải quyết vấn đề của bản thân. Ngược lại nếu bạn chỉ là một người “Hành” nhiều hơn “Học”, bạn sẽ không biết làm gì với công việc của mình, không có một con đường cụ thể, không biết bắt đầu từ đâu và làm gì. Có kinh nghiệm làm việc mà không có kiến thức thì chắc chắn sẽ thất bại.

Chúng ta thấy rằng nhiều người thành công là kết quả của việc vận dụng lý thuyết và ứng dụng một cách hợp lý và linh hoạt. Nhiều bạn trẻ có thể học chưa cao, nhưng ngoài việc học thì các bạn cũng hiểu được tầm quan trọng của việc xin việc nên tích cực học hỏi từ thực tế, trải nghiệm cuộc sống, tích lũy kinh nghiệm ngoài sách vở thầy cô đi học và phần của trung tâm- công việc thời gian nên dễ dàng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp..

Ví dụ về “Học đi đôi với hành” 

Do sự kết hợp hiệu quả giữa lý thuyết và thực hành, bạn có thể đã nghe nhiều trường hợp thành công cho đến nay. Nhà khoa học Mỹ Benjamin Franklin (1706-1790) trở thành cha đẻ của thuyết cảm ứng tĩnh điện. Người phát minh ra cột thu lôi. Thành tựu này đến từ việc cố gắng kiểm tra lý thuyết của ông: điện được tạo ra khi bị sét đánh. Để đạt được kết quả này, Franklin đã tiến hành hàng chục thí nghiệm nguy hiểm. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng nhất về sự kết hợp linh hoạt giữa lý luận và thực tiễn. Con đường cứu nước, suốt đời Người đã thực hành thuyết quốc, “Đạo” này cuối cùng đã làm rạng danh toàn dân, tạo nên một giá trị to lớn không ai có thể vượt qua được.

Lợi ích “Học đi đôi với hành” 

Áp dụng hiệu quả “Học đi đôi với hành” giúp bạn nhận được những lợi ích mà bản thân không thể nhận biết được. Thứ nhất, học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho bạn nhiều điều cụ thể và sinh động. Khi bạn làm một công việc nào đó phù hợp với chuyên ngành mà bạn đang theo đuổi, bạn sẽ thấy những sự vật xung quanh công việc của mình rõ ràng và sinh động hơn.

Làm gì để “Học đi đôi với hành”

Quay lại với chủ đề chính, sinh viên thì kiếm đâu ra cơ hội áp dụng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm? Khi mà lịch học dày đặc hay không có thời gian cho bản thân. Hãy tạm thời gạt bỏ những suy nghĩ đó đi và thử suy ngẫm những gợi ý dưới đây, cái nào sẽ phù hợp với bản thân mình nhé.

Tham gia các câu lạc bộ trong trường

CLB là mội trường tốt cho các bạn sinh viên áp dụng các kiến thức của mình vào thực tế

Có một cơ hội cho các bạn sinh viên có thể áp dụng những kiến thức của mình chính là mô hình các câu bộ trong trường. Các CLB trong trường tuy không có mô hình như một doanh nghiệp chuyên nghiệp nhưng đều có một bộ máy quản lý rõ ràng và cụ thể. Tại đây các bạn không chỉ được nâng cao hiểu biết về vấn đề mình quan tâm mà còn có cơ hội giao tiếp, thực hành những điều mình đã học. Các bạn có thể học tập được nhiều kỹ năng làm việc nhóm, tư duy giải quyết vấn đề, hay kỹ năng giao tiếp tất cả sẽ giúp bạn khám phá bản thân, có sự tự tin khi sau này đi xin việc. Ngoài ra, các bạn có cơ hội tiếp xúc với những anh chị khóa trên đã đi làm và học hỏi được những kinh nghiệm từ họ.

Tìm kiếm các công việc thực tập, làm thêm phù hợp với ngành học của mình. 

Có một sự thật hiện nay chỉ ra rằng đa số các nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những kinh nghiệm, hiệu suất công việc và sản phẩm của bạn, chứ không quan tâm nhiều đến lý thuyết bạn đã học. Dù bạn có tấm bằng đẹp mà kết quả công việc không tốt thì bạn vẫn sẽ thất bại mà thôi. Để khắc phục điều đó đa số các bạn sinh viên từ năm 2,3 hay thậm chí từ năm nhất đã đi tìm kiếm các cơ hội làm việc với các doanh nghiệp để tích lũy kinh nghiệm thực tế. Việc làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức giúp bạn hiểu rõ mình cần làm gì, và làm như thế nào từ đó định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân.

Các doanh nghiệp, tổ chức giúp các bạn sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế

Ví dụ, nếu bạn là sinh viên ngành tiếng Anh, hãy thử tìm kiếm cho mình những cơ hội làm gia sư, phiên dịch viên du lịch. Các công việc này giúp bạn không chỉ giúp bạn ôn lại những kiến thức mình đã học, mà còn cho bạn những trải nghiệm thực tế để tích lũy kinh nghiệm. Hãy một lần đi dạo vòng hồ Gươm hay hồ Tây để bắt gặp những người nước ngoài, trò chuyện với họ hoặc dạy họ tiếng Việt.

Cuối cùng, hành động đi đừng “Thụ động” nữa.

Việc các bạn có nắm bắt những cơ hội trên hay không? Phụ thuộc vào sự quyết tâm, sự thay đổi từ chính bản thân bạn. Để thực hiện “Học đi đôi với hành” với các bạn sinh viên không phải không có cơ hội, mà chính là đến từ tính lười và thụ động của các bạn. Các bạn thường chỉ mải mê dành thời gian cho những cuộc vui chơi với bạn, những cuộc “Chill”, dành nhiều thời gian lướt mạng xã hội hay Tik Tok… Tính lười này khiến bản thân các bạn không có mục đích làm việc, các bạn “thụ động” trong tất cả các công việc, ngại giao tiếp, ngại giúp đỡ mọi người.

Dũng cảm đón nhận những thách thức

Đó những lý do khiến cho bản thân bạn tự thuyết phục bản thân cuộc sống hiện tại vẫn ổn không cần thay đổi nhiều, chỉ đến khi vấp ngã bạn mới nhận ra. Hãy dũng cảm bước ra ngoài, chấp nhận những mạo hiểm. Tìm kiếm những cơ hội, công việc, và các mối quan hệ để giúp bạn trưởng thành và có sự tự tin xin việc làm khi rời xa ghế nhà trường.

“Học đi đôi với hành” là một câu tục ngữ ông cha ta để lại vẫn còn sự hiệu quả giúp chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa học với hành. Dũng cảm bước ra ngoài, đón nhận những cơ hội đến với bản thân và tích cực trào dồi những kiến thức, kinh nghiệm thực tế.

 

 

Error: Contact form not found.