Gap year là năm “off” sau khi tốt nghiệp Phổ thông hoặc đại học. Thay vì tiếp tục ngay với chương trình đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông, hoặc xin việc làm ngay khi hoàn thành chương trình đại học, bạn có thể dùng năm “nghỉ ngơi” này cho những việc khác như đi du lịch, đi tình nguyện, giao lưu văn hóa, kiếm việc làm… Khái niệm Gap year đã quá quen thuộc với sinh viên phương Tây, với Việt Nam hiện nay cũng đang dần trở thành một xu thế mới mẻ.

Tuy nhiên, thực tế là không phải bạn nào cũng phù hợp với việc chọn Gap Year thay cho việc học thẳng. Việc chọn năm Gap Year này có những mặt lợi và hại như thế nào ? Và làm sao để tận dụng được Gap Year một cách hiệu quả ? không phải bạn nào cũng hiểu rõ.

Là cơ hội để bạn “nghỉ ngơi giữa hiệp” sau chuỗi thời gian học tập vất vả, thoát khỏi những hoạt động lặp đi lặp lại bình thường. Bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, các dự án mới mẻ, thử thách bản thân với môi trường làm việc hoặc du lịch đến các nước khác… hoặc đắm mình vào sở thích mà trước đây chưa có thời gian dành cho nó.

Một năm Gap Year có ý nghĩa và hiệu quả sẽ là điểm sáng trong CV của bạn khi nộp hồ sơ vào trường hoặc đi làm sau này. Nhiều nhà tuyển dụng hay bộ phận tuyển sinh của các trường đánh giá cao những kinh nghiệm mà sinh viên có được khi họ có thể chủ động quản lý thời gian, đặt mục tiêu cho bản thân và tự kỉ luật.

Nếu bạn dự định học đại học sau Gap Year, bạn có thể chủ động lựa chọn các trải nghiệm hay hoạt động có liên quan với lĩnh vực mà bạn dự định học sau này. Ví dụ : nếu bạn dự định theo đuổi ngành giáo dục mầm non thì 1 năm làm tình nguyện tại trường mẫu giáo sẽ cho bạn những trải nghiệm thiết thực và là điểm nổi bật trong hồ sơ, đặc biệt là hồ sơ du học.

Các nhà tư vấn giáo dục cũng chia sẻ rằng hầu hết các bạn có Gap year sẽ mất một khoảng thời gian ngắn để điều chỉnh bản thân khi quay lại với việc học ở trường. Tuy nhiên phần lớn sẽ học tốt, tập trung và có trách nhiệm với việc học của mình hơn

Error: Contact form not found.