CẨM NANG THIẾT YẾU CHO TÂN SINH VIÊN
1. Các bạn sinh viên đi làm thêm, luôn nhớ trong đầu những nguyên tắc:
Không bao giờ tham gia những công việc như nhập liệu máy tính tại nhà, Cộng tác viên (CTV) bán hàng (Đây gần như là hình thức bán hàng đa cấp). Nhân viên Chăm sóc khách hàng (CSKH) của những công ty viễn thông lạ.
2. Tuyệt đối không tham gia bất kì công ty bán hàng đa cấp (BHĐC) nào. (BHĐC) thực ra là một mô hình phổ biến ở nước ngoài, nhưng tại Việt Nam vì vấn đề quản lý còn lỏng lẻo, rủi ro rất cao. Nên tốt nhất không tham gia. Không khuyến khích tham gia làm cộng tác viên, nhân viên tư vấn của các trung tâm anh văn, vì thu nhập hầu như bằng không.
Nếu như có ai đó inbox cho bạn dạng “chào bạn, mình là…, mình có vài dự án…., mình có xem qua profile bạn, thấy bạn là người đam mê kinh doanh,…. mình gặp nhau nói chuyện,….” Đây 99% là đa cấp…. hoặc ở trạm bus có người lân la lại rủ rê đi hội thảo, gặp gỡ doanh nhân thành đạt này kia thì đích thị là đa cấp.
3. Tuyệt đối không tham gia các Group làm việc TẠI NHÀ HÀNG do một số bạn đứng ra tuyển dụng. Nếu có nhu cầu làm nhà hàng, các bạn đến trực tiếp nhà hàng đó và nộp hồ sơ (Thường nằm ở tầng hầm). Vì những bạn đứng ra tuyển người làm việc giống 1 người môi giới, ăn bớt lương của các bạn. Lương ca nguyên ở Nhà Hàng giao động từ 110k->130k, ca gãy 90k->100k (Tất nhiên có bao cơm). Cái này CỰC KÌ LƯU Ý để tránh kẻ gian lợi dụng sự ngây ngô của các bạn mà ĂN BỚT TIỀN. Tuy nhiên sau khi đi làm nhiều nơi, kinh nghiệm rút ra cực không đã mới đi làm nhà hàng, vì công việc RẤT CỰC so với công các bạn bỏ ra.
4. Các công việc lương khá tốt, thích hợp cho những bạn sinh viên mới vào trường là: Làm việc tại trà sữa; tại các cửa hàng tiện lợi như B’s Mart, Circle K, Shop&Go. KFC, Lotteria (Đối với KFC và những cửa hàng fastfood, thường thì người ta không treo bảng tuyển dụng, bạn nộp trực tiếp tại quầy tính tiền nhé).
5. Mức lương được xem là “tạm chấp nhận” đối với Partime (làm việc từ 4->6h/ngày) là 10k->12k. Còn đối với Fulltime (8h/ngày) từ 12k->15k. Dưới mức lương này thì không nên làm!
6. Sau cùng, không có việc nào NHẸ-KHỎE mà lương CAO hết. Nếu muốn kiếm tiền phải chịu cực! Và công việc nào chưa làm mà bắt các bạn nộp tiền thì tuyệt đối KHÔNG LÀM!
1. Ở ký túc xá hoặc chia sẻ phòng trọ
Tiền phòng trọ luôn chiếm khá nhiều trong chi phí chi tiêu hàng tháng, vì thế cách tốt nhất để tiết kiệm khoản chi này là các sinh viên chọn lựa ở ký túc xá hoặc chia sẻ phòng trọ với những người bạn cấp 3. Ở ký túc xá ưu điểm là rẻ, an ninh tốt, gần nhiều bạn bè nhưng hơi bất tiện về giờ giấc, nấu ăn, sinh hoạt và không phải ai cũng được ở. Những bạn sinh viên không thuộc trường hợp trên có thể chia sẻ phòng trọ với nhóm bạn mình. Tùy diện tích từng phòng mà các bạn tân sinh viên có thể chọn lựa và chia tiền phòng với người bạn của mình. Bạn cũng có thể ở ghép với người đã thuê phòng từ trước, những tin này và những thông tin cho thuê phòng trọ đăng rất nhiều trên mạng internet hoặc trên một số báo.
2. Làm bạn với thư viện
Giáo trình và sách tham khảo luôn ngốn rất nhiều tiền bạc của sinh viên. Vì vậy, các sinh viên chỉ nên mua những cuốn sách thực sự cần thiết, những cuốn sách học tập chuyên ngành có thể mượn tại thư viện của trường. Hầu hết các thư viện của trường đều có giáo trình và sách để cho mượn, tuy nhiên cần phải nhanh chân vì số lượng giáo trình không nhiều. Để làm thẻ thư viện trường chỉ cần có thẻ sinh viên và đóng khoản lệ phí khoảng 20.000 – 30.000đ/năm. Thư viện trường không chỉ là nơi để đọc và mượn sách mà là nơi lý tưởng để học tập, truy cập thông tin internet, học qua đầu video, cát – sét, băng đĩa tài liệu khoa học… Ngoài ra, sinh viên có thể đến thư viện công cộng tại thành phố đang sống, chẳng hạn như:
– Thư viện Hà Nội (47 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội): Chỉ cần đem theo chứng minh thư hoặc hộ khẩu để làm thẻ, phí đọc và mượn sách: 40,000đ/năm, phí làm thẻ 20,000đ, tiền cược sách 100,000đ/thẻ.
– Thư viện quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội): Chỉ cần đem theo chứng minh thư hoặc hộ khẩu để làm thẻ, lệ phí: 120,000đ/năm.
3. Tiết kiệm chi phí đi lại
Nếu ở gần trường tân sinh viên nên chọn phương tiện di chuyển chính là xe đạp, nếu cách trường 1 vài cây số, thuận lợi đi xe bus thì bạn nên chọn phương tiện này để đi lại với chi phí không hề đắt đỏ, bởi hầu hết các tân sinh viên đều được miễn giảm phí khi sử dụng dịch vụ vé xe bus này.
4. Hạn chế ăn quán xá, tự nấu ăn để đảm bảo tài chính
Để tự nấu ăn, các tân sinh viên cần đầu tư một khoản ban đầu để mua dụng cụ nấu nướng nhưng chi phí đó sẽ rất rẻ so với chi phí bạn đi ăn ngoài. Đồng thời việc tự nấu ăn bạn sẽ có thể
nấu những món ăn mình thích, lại đảm bảo được vệ sinh ăn uống. Mặt khác bạn có thể cùng những người ở phòng trọ của mình nấu nướng, dọn dẹp và rửa bát. Tiền mua thức ăn góp theo tháng, nếu thiếu thì góp thêm, thừa thì để sang tháng kế tiếp.
Trên đây là những bài học về chi phí tiết kiệm cuộc sống hàng ngàu của tân sinh viên, trên thực tế cũng còn rất nhiều khoản cần tiết kiệm như chi phí sử dụng điện thoai hay mua sắm vận dụng quần áo, mỹ phẩm,… Tuy nhiên dù bất khi phải chi tiêu cho khoản tài chính nào thì bạn cũng nên cân đối thu chi, làm sao để tiết kiệm nhất, tự rèn cho mình tính chủ động, không chỉ có lợi ích cho thời điểm hiện tại mà cả ở tương lai sau này.